túc cầu giáo

túc cầu giáo – túc cầu giáo

Từ sàn showbiz trên sân Thống Nhất…

Mùa giải 2012, song song với những động tác vung tay trên thị trường chuyển nhượng cũng như lương thưởng, trong nỗ lực thu hút khán giả, “ông bầu trẻ lắm chiêu” Nguyễn Đức Thụy đã không ngần ngại “hô biến” sân Thống Nhất của Sài Gòn Xuân Thành thành một sàn showbiz đích thực.

Những danh hài Nhật Cường, người dẫn chương trình Trấn Thành, ca sĩ Pha Lê, thậm chí cả “ông hoàng nhạc sến” Ngọc Sơn lần lượt đến dự và trình diễn… Chưa hết, bầu Thụy còn triển khai rất nhiều độc chiêu “câu view” khác như: mở cửa vào sân tự do, cho khán giả uống bia miễn phí, điều động một dàn người mẫu – “hot girl” thường trực ở hàng ghế Vip để thu hút sự chú ý của dư luận…

Ca sỹ Ngọc Sơn biểu diễn trên sân Thống Nhất. Ảnh: Bongdaplus

Sự thực thì bầu Thụy đã thu được những thành công bước đầu. Vào lúc cao điểm, sân Thống Nhất của Sài Gòn Xuân Thành (nay là XM.XT Sài Gòn) đã đón tới hơn 2 vạn cổ động viên – con số kỷ lục lúc đó và là niềm ao ước của không ít CLB đang thi đấu ở V.League như Hà Nội T&T, The Vissai Ninh Bình, Thanh Hóa…

Ấy thế nhưng, khi những ồn ào tạm lắng xuống thì cái gọi là “chân giá trị” của đại diện bóng đá Sài Gòn mới được phơi bày. Bầu Thụy rút vào hậu trường, trao “thượng phương bảo kiếm” cho em trai là Nguyễn Xuân Thủy cũng đồng nghĩa với chuyện sân Thống Nhất ít dần các hoạt động bên lề sôi nổi; mặt khác, cách làm bóng đá thiếu bài bản (chỉ đi mua cầu thủ, không có hệ thống đào tạo trẻ) đã ngày càng tỏ ra không còn phù hợp, đánh mất niềm tin nơi khán giả.

Xem thêm:  cầu thủ nhí

“Đại chiến” XM.XT Sài Gòn – B.Bình Dương tại vòng 1, V.League 2013 chỉ thu hút được con số khán giả khiêm tốn: 6.000 người và XM.XT Sài Gòn bỗng “hiện nguyên hình” là một tập hợp “tứ xứ”, thiên về kiện tụng, “đấu đá” trọng tài hơn là chú trọng gây dựng bản sắc địa phương.

… đến sự cố vỡ sân Vinh

Trong khi anh em bầu Thụy – bầu Thủy đã và đang phải đối mặt với bài toán “cũ mà mới” là đi tìm giá trị đích thực của một CLB và tập hợp khán giả thì ở một chuyển động khác, người hâm mộ xứ Nghệ đã đưa Ban tổ chức V.League 2013 đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.

Sau sự kiện gần 2 vạn CĐV Sông Lam Nghệ An “nhuộm vàng sân Hàng Đẫy” (Hà Nội T&T – SLNA), trận thư hùng SLNA-XM.XT Sài Gòn ngay tại thành Vinh mới đây đã ghi nhận: có tới 23.000 khán giả tới cổ vũ trong khi sức chứa của sân không quá 2 vạn người. Không chỉ khiến các học trò HLV Trần Tiến Đại “kinh hồn bạt vía” bởi hàng trăm thứ âm thanh trên bốn phía cầu trường, hàng trăm CĐV chính hiệu “xứ Nghệ quê ta” đã vào sân theo cửa số 6 – dành riêng cho thương binh và người khuyết tật, gây nên cảnh hỗn loạn trong hơn 10 phút thi đấu chính thức.

Sự cố “vỡ” sân Vinh ngày 16/4/2013. Ảnh: Đăng Quang

Cũng tại vòng đấu này, trên 2 vạn khán giả đã đến sân Lạch Tray theo dõi trận V.Hải Phòng – SHB Đà Nẵng. “Khiêm tốn” hơn một chút, sân Thanh Hóa cũng đón 12.000 người.

Cần nói thêm là mùa giải 2013, SLNA cũng như nhiều CLB khác đang phải chịu những tác động không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhà tài trợ thắt chặt hầu bao khiến đội bóng xứ Nghệ phải khoác tấm áo “nghèo” so với mặt bằng chung. Dẫu Trọng Hoàng, Đình Đồng, Văn Hoàn… sẵn sàng ở lại sân Vinh theo dạng “đền ơn đáp nghĩa”, việc giữ chân bộ ba này từng là những thách thức không nhỏ đối với lãnh đạo SLNA hồi đầu mùa giải.

Xem thêm:  ngôi sao vô địch (1995)

Và giá trị thực của túc cầu

Từ sân Thống Nhất đến “chảo lửa xứ Nghệ”, từ V.League 2012 đến mùa giải 2013, giải chuyên nghiệp quốc gia đã và đang cho thấy những nghịch lý: khi V.League “nghèo toàn tập” thì người hâm mộ đến sân ngày một đông, còn thời điểm các ông bầu rủng rỉnh thì các khán đài lại… trống vắng.

Song nghịch lý này không quá khó để lý giải: khi cả làng “xông xênh” tiền bạc, đồng nghĩa với sân chơi cao nhất quốc gia tràn ngập những “điểm đen”: từ chuyện đẩy giá cầu trị vượt mức giá trị thật đến những chuyện “đi đêm”, “đá bóng trên bàn”…

Hơn 20.000 khán giả khiến sân Vinh chật cứng. Ảnh: Đăng Quang

Trước thời điểm V.League 2013 khởi tranh, sự kiện một loạt ông bầu rút lui khỏi bóng đá, cộng thêm 2 đại diện của V.League là Navibank Sài Gòn và CLB Hà Nội “bỏ suất chuyên chạy lấy người”, thêm K.Khánh Hòa phải chuyển giao khiến cầu thủ thất nghiệp tràn lan. Cứ tưởng giải vô địch chuyên nghiệp quốc gia không còn là “miếng bánh màu mỡ” sẽ đem lại thảm họa. Nhưng trong cái rủi có cái may, bóng đá đã có cơ hội vứt bỏ được những giá trị ảo, không còn là “thiên đường” cho những ai theo nghiệp quần đùi áo số. Hay nói như ông bầu Nguyễn Văn Đệ của CLB bóng đá Thanh Hóa thì giờ đây, cầu thủ phải cống hiến vì chính miếng cơm manh áo của họ!

Đương nhiên, V.League 2013 không phải không còn những bất cập mà Ban tổ chức cần nghiêm túc rút kinh nghiệm như công tác trọng tài, việc đảm bảo an ninh tại các sân bóng… Song có thể nói, sự kiện khán giả cả nước nô nức kéo đến sân cỏ mỗi chiều cuối tuần đã và đang đem lại những tín hiệu khả quan.

Xem thêm:  carrasco

Phải chăng đây chính là thông điệp rõ nhất về chân giá trị của túc cầu giáo, rằng khán giả không bao giờ thờ ơ, quay lưng với các cầu thủ, CLB một khi họ có thái độ nhập cuộc nghiêm túc và thi đấu hết mình?./.

+100k
+50k
+120k
+1M
+75k
$